Đền cô Bơ ở đâu? Cần chuẩn bị những gì khi trước khi đi lễ cô Bơ?
Chào mừng bạn đến với blog chia sẽ spmamnondl.edu.vn trong bài viết về đền cô bơ ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Cô Bơ là một trong những vị thánh cô nổi tiếng và anh linh bậc nhất trong Tứ phủ Thánh cô, được người dân hết lòng thờ phụng và tôn kính bao đời nay. Vậy vị thánh cô này thực sự là ai, đã có công lao gì? Và đền cô Bơ ở đâu?
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên, cũng như “bỏ túi” những chia sẻ hữu ích xung quanh việc đi lễ đền cô Bơ sao cho tôn kính và thành tâm nhất để được chứng giám và phù hộ độ trì bạn nhé!
Cô Bơ là ai? Thần tích về cô Bơ Bông
Cô Bơ còn được gọi với các tên khác là cô Bơ Bông, cô Ba Thoải cung, cô Ba Hàn Sơn hay cô Bơ Thác Hàn… Có nhiều thần tích xoay quanh thân thế và cuộc đời của vị Thánh cô tài sắc này, nhưng điển hình nhất là sự tích sau đây:
Tương truyền rằng, Cô Bơ Bông là con gái vua Thủy Tề, hầu cận cho Đức Vương Mẫu, được lệnh Vua cha giáng trần vào thời Lê Trung Hưng để giúp vua cứu nước, đến mãn hạn thì có xe loan đón rước về Thủy cung.
Về sự giáng sinh của thánh cô, Đức Thái Bà trước đó đã nằm mộng thấy một người con gái vô cùng xinh đẹp, tự xưng là Thủy Cung Thiên Nữ, tới dâng cho Đức Bà một viên ngọc quý giá. Sau đó, Đức Thái Bà đã thụ thai, rồi sinh ra một người con gái nhan sắc hơn người. Cô Bơ càng lớn lên càng xinh đẹp tựa tiên nữ hạ phàm, lại giỏi cả cầm kỳ thi họa.
Khi giặc Minh đô hộ, cô cùng thân mẫu tạm lánh vào xứ Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã ba sông Thác Hàn. Cô đã có công giúp vua Lê Lợi kháng giặc Minh những ngày đầu khởi nghĩa, sau này lại giúp vua trong cuộc Phù Lê dẹp Mạc.
Có một điển tích viết rằng, Vua Lê đã gặp được cô Bơ đang tỉa ngô trong một lần bị quân địch truy đuổi tới ngã ba sông Thác Hàn. Thánh cô đã giúp vua cải trang thành anh trai mình để thoát khỏi sự truy đuổi của quân địch. Sau cô còn tận tâm tận lực giúp đỡ quân nhà Lê bằng cách bí mật chở quân sĩ, lương thực qua sông tiếp tế cho cuộc kháng chiến.
Sau này, khi vua Lê đại thắng khải hoàn, cho quân lính đến đón cô về cung để báo đáp ân tình, thì cô đã thác tự bao giờ. Có người nói sau khi giúp vua, cô Bơ đã quay trở về Thủy cung. Sau này, cô vẫn thường hiển linh ở ngã ba sông để giúp đỡ người dân, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió.
Người xưa tin rằng, những ai gặp khốn khó, trắc trở, cứ đến cầu cửa cô Bơ sẽ được cô dang tay giúp đỡ, phù hộ độ trì.
*** xem thêm : Thờ Phật Di Lặc tại gia thế nào? 4 Nguyên tắc thờ Phật bạn cần nắm rõ
Đền cô Bơ ở đâu?
Đền cô Bơ xứ Hà Trung, Thanh Hóa
Đền cô Bơ hiện nằm ở xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, gần ngã ba Bông bến Đò Lèn. Sau khi bị quân Nhật tàn phá vào những năm 1940, ngôi đền đã được tôn tạo lại, sau đó được cấp Chứng nhận Di tích Lịch sử cấp quốc gia vào năm 1996.
Nổi tiếng là cõi “trên bến dưới thuyền”, xung quanh đền cô Bơ người dân sinh sống đông đúc nhộn nhịp, lại lũ lượt du khách thập phương về đây kêu cầu, xin lộc. Ngay trước cổng đền, hiện nay đã được xây dựng bến thuyền rộng rãi, sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, con nhang về thắp hương thờ phụng thánh cô.
Hướng dẫn cách di chuyển từ Hà Nội lên đền cô Bơ xứ Thanh
Nếu muốn đi lễ đền cô Bơ từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hay các phương tiện công cộng như xe khách, tàu hỏa theo chỉ dẫn như sau:
- Đi bằng xe khách: Bắt xe khách đi Hà Trung tại bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm. Đến Hà Trung, bạn bắt tiếp xe đi đền cô Bơ cách khoảng 5 km.
- Đi bằng tàu hỏa từ ga Hà Nội đến ga Đỏ Lèn rồi xuống ga, bắt xe đi đền Ba Bông cách đó khoảng 10km
- Đi bằng ô tô cá nhân: từ Nguyễn Trãi/ QL6 -> nhập vào ĐCT 20-> ĐCT Hà Nội- Ninh Bình/ ĐCT01-> cao tốc Ninh Bình- Hà Nội-> rẽ vào QL 1A-> QL217-> Đền tả sông Lèn-> Đền cô Bơ
- Đi bằng xe máy: Nguyễn Trãi/ QL6-> đường Ngọc Hồi QL1A-> ĐT 491-> QL12B/ QL1A-> QL217-> Đền tả sông Lèn-> đền cô Bơ
Đền cô Bơ ở một số nơi khác
Nếu không có điều kiện đi lễ đền cô Bơ ở xứ Thanh Hóa, bạn có thể tới đền cô Bơ ở một số địa danh sau đây:
- Đền cô Bơ Tuyên Quang: nằm an tọa sát bờ sông Lô, nhìn sang bờ bên kia là núi cao phủ mây, bốn bề đều là thiên nhiên hùng vĩ. Đây là một địa điểm lý tưởng để tránh xa cái xô bồ của đô thị, vừa thưởng ngoạn, vừa lễ Cô, không khí trong lành, tâm thanh tịnh.
- Đền cô Bơ Hà Nam: nằm ở xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, kế bên đền Lảnh Giang
Đi lễ đền cô Bơ cầu gì và xin lộc gì?
Hội đền cô Bơ vào ngày nào?
Tương truyền ngày mất của cô Bơ là ngày 8/2 âm lịch. Nhiều nơi vẫn làm tiệc Cô vào ngày này. Tuy nhiên, để kỷ niệm ngày rước Cô lên đền Mẫu vào 16/2 âm lịch nên 16/2 cũng được coi là ngày hội chính của đền cô Bơ Bông.
Đi lễ đền cô Bơ cầu gì, xin lộc gì?
Dân gian truyền rằng, đền cô Bơ rất linh thiêng, ai gặp khổ nạn chỉ cần nhất tâm khấn vái, xin cầu thì sẽ được cô phù hộ độ trì, dang tay cứu giúp. Chính vì thế, con nhang từ thập phương đều lặn lội tìm về cửa cô, dâng lễ dâng hương mong cầu cô ban cho sức khỏe dồi dào, mọi sự đều hanh thông, thuận lợi.
Ngoài ra, khi cô Bơ về ngự đồng thường làm phép ban thuốc chữa bệnh cho dân lành, nên mỗi khi cô an tọa, mọi người thường đến xi cô ban thuốc chữa bệnh.
*** Tìm hiểu thêm :Tam Thế Phật là ai? Ý nghĩa & cách thờ Tam Thế Phật tại gia đúng nhất
Hướng dẫn sắm lễ và cầu khấn khi đi đền cô Bơ
Sắm lễ đền cô Bơ
Việc sắm lễ như thế nào là ở tùy tâm, không kể lễ chay hay lễ mặn, lễ to hay lễ nhỏ, chỉ cốt ở cái tâm, cái lòng thành kính. Cần lưu ý nên sắm lễ theo số lẻ. Có thể tham khảo hướng dẫn sắm lễ sau đây:
- 1 bộ quần áo màu trắng đầy đủ trang sức, 1 cây vàng trắng, 90 lễ tiền vàng
- Hoặc: quả nón đôi hài, thuyền rồng, thanh bông hoa quả và lễ mặn
Nếu không có điều kiện, dẫu chỉ có nén hương, bát nước, cơi trầu và một tấm lòng thành tâm, cô cũng chứng giám cho.
Thánh Cô chỉ thương người ăn ở thiện lương, biết tu nhân tích đức. Còn mà tâm không sáng, không có lòng thương người, ăn ở ác nhân ác đức thì dẫu có mâm cao lễ đầy cô cũng chẳng chứng cho.
Trình tự dâng lễ đền cô Bơ
Trước khi bước vào đền, nên vái lạy trước bàn thờ ở phía bên ngoài đền để xin phép các quan cai quản đền tiếp độ cho gia tiên được phép bước vào đền. Sau đó, dâng lễ ở một trong các cung của đền và đọc bài văn khấn, rồi chờ hết 1 tuần hương thì hạ lễ.
Sau khi lễ xong, hãy hóa sớ tại khu vực quy định của đền- nằm ngay đằng sau phía bên phải của đền.
Văn khấn khi đi lễ cô Bơ
Đối với những người đi lễ đền cô Bơ bình thường, không phải là người sát căn, có thể tham khảo bài văn khấn sau đây:
Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương…
Con lạy toàn thể chư Phật, chư Tiên, chư Thánh
A Di Đà Phật- Con lạy cô Bé bản đền cô Bơ linh từ
Ngày hôm nay, hương tử con… (tên) ngụ tại… (địa chỉ) nhất tâm hưởng, vạn tâm thành về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô. Con xin Thánh cô Bơ anh linh hiển hiện ngự về bản cảnh đây chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu cho hương tử con nơi cõi thế được thỏa lòng ước mong.
Là để xin thánh Cô… (xin việc gì thì khấn)
A Di Đà Phật – Con lạy Tứ phủ đức Thánh Cậu
Con lạy năm dinh quan lớn, mười dinh các quan
Con lạy Thanh Xà Đại tướng- Bạch Xà Đại quan
Con lạy Chư vị Chúa cai bản đền, Quan cai bản điện
Con lạy Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ ngự tại dải đất này
Hương tử con nhất tâm một lòng, tòng một đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực cung thỉnh kính mời chư vị tiên thánh giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Đệ tử con mang miệng về tâu, mang đầu về bái, để cúi xin…
Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy. Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám.
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật…
Lời kết
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn biết được Đền cô Bơ ở đâu, cũng như biết được cách đi lễ đền cô Bơ đúng nhất để cầu sức khỏe, thuận lợi trong cuộc sống.
Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất ở đời là phải tự tu nhân tích đức, chỉ có ăn ở thiện lương, hòa nhã thì tâm mới tịnh, mọi sự đều bình an thuận lợi. Khi đó, dù bạn có đi lễ đền ở đâu, thì cũng sẽ luôn được bề trên che chở, giúp đỡ và phù hộ độ trì.