Ý nghĩa, lợi ích và hướng dẫn trồng tùng lá kim đúng cách

Cây tùng lá kim là một loại cây không những có hình dáng đẹp mà còn mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Do đó trong giới chơi cây cảnh tùng lá kim được rất nhiều các nghệ nhân yêu thích và tìm kiếm để trồng. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, lợi ích của loại cây này và cách thức trồng làm sao để cây tùng phát triển một cách tốt nhất, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau.

Thông tin về cây tùng lá kim

Chắc hẳn rất ít người quan tâm đến thông tin và những ý nghĩa đặc biệt của loại cây này. Vậy nên bài viết sau đây sẽ giúp mọi người biết thêm chi tiết về tùng lá kim.

Thông tin cần biết về cây tùng lá kim

Xuất xứ

Cây tùng lá kim có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng nhiệt đới, ngày nay đã được trồng rộng rãi ở Việt Nam và có khả năng sinh sôi phát triển rất tốt.

Đặc điểm hình thái

Cây tùng là loại cây thân gỗ, được trồng lâu năm, có dáng mọc thẳng đứng, các tán lá mọc đều từ gốc đến ngọn của cây. Thông thường cây tùng sẽ có hai hình dáng chủ yếu như sau:

Đặc điểm hình thái của cây tùng lá kim
  • Cây cảnh: Các loại tùng được trồng trong chậu làm cảnh sẽ có dáng thấp, được cắt tỉa, uốn nắn theo sở thích của từng người nên có hình thức vô cùng bắt mắt. Các nghệ nhân bonsai thường rất yêu thích loại cây này.
  • Cây trồng để tự nhiên: Các loại tùng được trồng ở tự nhiên thì không được cắt tỉa thường xuyên như cây cảnh, có chiều cao từ 15-20 m, mọc thẳng theo hình chóp nhọn.Tùy vào mục đích sử dụng mà các loại cây này có thể được trồng để lấy gỗ hoặc trang trí tại những khuôn viên có diện tích rộng.
Xem thêm:  Cách làm chậu cảnh bê tông nhẹ xi măng nhẹ và chuyển giao công

Ý nghĩa của cây tùng lá kim với con người

Không chỉ mang một hình thức đẹp, tùng lá kim có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, nhờ có những ý nghĩa này mà tùng lá kim là một loại cây rất đáng giá trong mắt mọi người.

Ý nghĩa về mặt tinh thần

Cây tùng tượng trưng cho nghĩa khí của các bậc nam nhi, kiên cường, bất khuất. Giống như cây tùng luôn phát triển và vươn lên trong những hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nhất, cùng với tán lá xanh quanh năm tượng trưng cho phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người quân tử.

Ý nghĩa về mặt tinh thần của cây tùng lá kim

Ngoài ra cây tùng thường được trồng bên cạnh những phần mộ của tổ tiên, mang ý nghĩa trường tồn rằng con cháu luôn một lòng ghi nhớ công ơn của người đã khuất.

Ý nghĩa đối với sức khỏe

Tùng lá kim có hương thơm rất dễ chịu, làm cho ta cảm giác khoan khoái dễ chịu. Ngoài ra mùi hương của tùng lá kim còn có tác dụng xua đuổi muỗi và các loài côn trùng gây hại, giúp không khí trở nên trong lành, mang đến lợi ích cho sức khỏe.

Ý nghĩa về phong thủy

Cây tùng lá kim rất có lợi cho phong thủy

Người ta quan niệm rằng khi trồng cây tùng lá kim sẽ rất có lợi cho phong thủy. Xua đuổi được những điều không may. Cùng với dáng đứng hiên ngang rất phù hợp với kiến trúc của các không gian sống khác nhau, vì vậy mà tùng lá kim được trồng phổ biến tại các công viên, bệnh viện, trường học,..

Lợi ích của tùng lá kim trong đời sống

Ngoài mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt thì cây tùng lá kim còn có rất nhiều những lợi ích và được ứng dụng phổ biến trong đời sống, ví dụ như sau:

Xem thêm:  Kỹ thuật trồng cây trầu bà tại nhà - Tài nguyên thực vật
Cây tùng lá kim đem lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống

Lợi ích trong y học

Trong y học người ta thường dùng vỏ của cây tùng để chiết xuất ra tinh dầu, dùng để ứng dụng và bào chế thành những loại thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Lợi ích trong việc trang trí

Cây tùng rất dễ trồng và có thể uốn nắn tạo thành nhiều hình dáng khác nhau rất đẹp mắt. Vì vậy mà cây tùng lá kim là một loại cây cảnh được trồng trang trí ở khắp mọi nơi.

Ứng dụng trong việc sản xuất đồ gỗ nội thất

Đây là một loại có cây thân gỗ lớn cùng với vân gỗ rất đẹp. Vậy nên gỗ tùng thường được sử dụng để làm ra các đồ nội thất như: Bàn, ghế, giường, tủ,..

Cách trồng tùng lá kim

Cây tùng lá kim được trồng chủ yếu bằng phương pháp chiết cành hoặc nhân giống vô tính. Để trồng được một cây tùng lá kim khỏe mạnh bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau.

Hướng dẫn cách trồng cây tùng lá kim

Đất trồng đảm bảo khi ươm cành

Để cây được phát triển tốt nhất từ ban đầu thì bạn cần chuẩn bị đất trồng theo tỷ lệ là 2 phần đất, 2 phần xơ dừa, 3 phần cát. Làm theo tỷ lệ này sẽ tạo điều kiện thích hợp giúp cây phát triển nhanh hơn.

Lưu ý khi chuyển chậu

Khi chuyển sang chậu bạn cần hết sức chú ý để bầu đất không bị vỡ, tránh làm đứt dễ cây. Trong 2-3 ngày đầu mới chuyển chậu bạn không nên đưa cây ra ngoài nắng ngay mà cần để trong bóng mát, và tưới nhẹ nhàng bằng bình xịt hàng ngày. Bạn cần lưu ý để một lỗ hổng cho đất được thông thoáng, tránh bị ngập úng. Ngoài ra trong thời gian này chúng ta chưa cần bón phân cho cây mà phải để cây phát triển trong khoảng 4 tháng.

Phòng chống các loại sâu bệnh

Cây tùng lá kim thường mắc phải hai loại bệnh đó là:

  • Bệnh rệp trắng: Khi loại rệp này xâm nhập vào cây sẽ ăn hết những phần lá non khiến cây không phát triển được và có thể bị chết. Để khắc phục tình trạng này bạn cần mua thuốc phun cho cây khoảng 2 tháng 1 lần
  • Bệnh mốc trắng dễ: Với những cây bị thiếu ánh sáng sẽ rất dễ bị mắc loại bệnh này hoặc lây từ những cây có bệnh sang. Khi gặp trường hợp này bạn cần cạo đi như những phần trắng ở thân sau đó mua thuốc diệt nấm bôi vào các phần đó
Xem thêm:  Cây Thiên Lý | BvNTP - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Một số thông tin khác về cây tùng lá kim

Các loại tùng được trồng phổ biến

Theo như thống kê thì có đến hơn 60 loại tùng khác nhau. Cùng điểm qua một số loại tùng được trồng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Cây tùng lá kim đem lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống

Tùng la hán nhỏ: Loại tùng này có dáng thẳng,vững trãi, cao khoảng 15-20 cm, có lá nhỏ mọc xanh và dày.

Tùng liễu: Lá của loại tùng này có đặc điểm dài giống như lá kim nhưng lại rủ xuống như lá liễu, vậy nên tùng liễu thường được trồng tại các hồ nước, giúp tỏa bóng rất đẹp.

Tùng cối: Tùng cối hay còn gọi là duyên tùng, đây là loại được trồng rất phổ biến, có độ cao khoảng 15m, tán lá kim xanh và rậm. Tùng cối thường được trồng tại các trường học, khuôn viên,..

Hiện nay có hơn 60 loại cây tùng khác nhau

Tùng bách tán: Giống với tên gọi mà loại tùng này có nhiều tán mọc thành nhiều tầng khác nhau vô cùng đẹp mắt, có độ cao khoảng 15m. Tùng bách tán hay được trồng tại trước cửa những tòa nhà lớn.

Tùng đuôi ngựa: Tùng đuôi ngựa có loại 2 lá, 3 lá, 5 lá, trong đó tùng 5 lá là loại quý nhất. Mọi người thường trồng tùng đuôi ngựa trong nhà để trang trí.

Bạch tùng đầu: Loại tùng này được gọi với tên khác là cây thông nàng, có lá khô, dáng dấp nhỏ, nên không đẹp bằng các loại tùng khác.

Trên đây là một số các loại tùng được trồng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Đây là một loại cây rất đặc biệt, mỗi loại tùng thường mang một dáng dấp, ý nghĩa và vẻ đẹp khác nhau. Nhưng cho dù là loại tùng nào thì đây cũng là một loại cây rất đáng để trồng và chăm sóc.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn hiểu thêm về ý nghĩa và lợi ích của cây tùng lá kim. Đây là loại cây khá dễ trồng, nhưng các bạn nên chú ý một chút đến một số vấn đề khi trồng và chăm sóc để cây phát triển một cách tốt nhất. Chúc các bạn sẽ sở hữu những cây tùng khỏe mạnh và xanh tốt.

Rate this post

Linh Nguyễn

Hương Ly là biên tập nội dung tại website spmamnondl.edu.vn. Cô tốt nghiệp Sư phậm mầm non ĐakLak với tấm bằng giỏi trên tay. Hiện tại theo đuổi đam mê chia sẻ kiến thức đa ngành để tạo thêm nhiều giá trị cho mọi người.
Back to top button