Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại – Luật Long Phan

Giải quyết tranh chấp thương mại là một quy trình phức tạp nhưng lại rất phổ biến hiện nay. Bởi vì, trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại, không thể không tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Như vậy, QUY TRÌNH giải quyết tranh chấp được thực hiện như thế nào và dùng phương thức nào để giải quyết tranh chấp một cách tối ưu nhất. Bài viết dưới đây Luật Long Phan sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Quy định về giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là gì?

Quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2005, theo đó, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt đồng thương mại. Như vậy, tranh chấp thương mại chính là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Từ hai quy định trên có thể thấy tranh chấp thương mại có những đặc điểm như sau:

  • Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Thứ hai, chủ thể của tranh chấp thương mại là thương nhân bởi vì chính các thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại. Các bên trong tranh chấp thương mại có thể đều là doanh nhân hoặc chỉ có một bên là thương nhân.
  • Thứ ba, nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích vật chất mà các bên trong tranh chấp hướng đến.
Xem thêm:  Tranh Làng Hồ Lớp 5 ❤Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thương mại.

Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Hiện này, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là: thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài.

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

  • Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên mà không cần sự hỗ trợ của bên thứ ba.
  • Nhà nước luôn khuyến khích các bên tham gia giải quyết tranh chấp bằng còn đường hòa giải, luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên.
  • Khi tham gia hòa giải và hòa giải thành bên cạnh việc tiết kiệm chi phí giải quyết tranh chấp giữa các bên còn đảm bảo được quan hệ hợp tác, góp phần phát triển lợi ích kinh tế của các bên.
  • Kết quả của quá trình thương lượng là một thỏa thuận mà không có bất kỳ cơ chế cũng như chế tài đảm bảo thực hiện thỏa thuận đó.
  • Cách thức thương lượng: thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai.

Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, đánh giá, thuyết phục các bên tranh chấp tư vấn, đưa ra các giải pháp phù hợp với lợi ích của các bên để giải quyết.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:

  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động kinh doanh thương mại.
  • Các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Xem thêm:  Cách vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa xuân đầy ý nghĩa

Như vậy, các tranh chấp thương mại là tranh chấp được phép lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Phán quyết của Trọng tài có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

Giải quyết bằng Tòa án

Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan Nhà nước mà cụ thể là Tòa án, Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra bản án hoặc quyết định.

Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với vụ việc tranh chấp sẽ có giá trị bắt buộc và đảm bảo thi hành bằng quyền lực của Nhà nước.

Theo Điều 30, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:  Phân tích hình ảnh phố huyện lúc đêm khuya trong Hai đứa trẻ

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án

Nên lựa chọn Tòa án hay Trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại?

Ngày nay, khi xảy ra tranh chấp trong hoạt động thương mại, thông thường các bên sẽ tìm đến con đường giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, bởi các lý do sau:

  • Thứ nhất, phán quyết của Trọng tài là phán quyết có giá trị chung thẩm, sau khi có phán quyết của Trọng tài các bên sẽ phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện phán quyết mà không có quyền kháng cáo, kháng nghị. Do đó, hạn chế được thời gian cũng như chi phí giải quyết tranh chấp.
  • Thứ hai, khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức Trọng tài sẽ đảm bảo sự bí mật của vụ tranh chấp, điều này sẽ có lợi cho các bên tranh chấp trong việc bảo vệ danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp.
  • Thứ ba, thời gian giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài rất nhanh chóng vì không cần phải tuân theo những trình tự, thủ tục tương đối phức tạp như Tòa án. Do vậy, khi lựa chọn hình thức giải quyết này sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, vì trong kinh doanh “thời gian là tiền bạc”.

>>>Xem thêm: Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn, Soạn Thảo Đơn Từ Giải Quyết Tranh Chấp Cho Thân Chủ Ở Xa

Trên đây là nội dung tư vấn về giải quyết tranh chấp trong thương mại. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP bằng Trọng tài hoặc Tòa án, hoặc có thắc mắc liên quan đến MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN, vui lòng liên hệ DỊCH VỤ LUẬT SƯ PHÁP LÝ qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn nhanh chóng. Xin cảm ơn!

Scores: 4.78 (9 votes)

Rate this post

Linh Nguyễn

Hương Ly là biên tập nội dung tại website spmamnondl.edu.vn. Cô tốt nghiệp Sư phậm mầm non ĐakLak với tấm bằng giỏi trên tay. Hiện tại theo đuổi đam mê chia sẻ kiến thức đa ngành để tạo thêm nhiều giá trị cho mọi người.
Back to top button