Tấm ván gỗ MDF tiêu chuẩn – Gỗ Thuận Phát

MDF là cụm từ viết tắt Medium Density Fiberboard, nguyên liệu tạo thành tấm gỗ MDF mảnh vụn, nhánh cây gỗ tự nhiên được xay nhuyễn thành sợi gỗ sau đó chúng được trộn keo, chất kết dính ép thành tấm. Hiện nay trên thị trường có 2 loại kích thướt cơ bản là 1220×2440 mm và 1830×2440 mm. Độ dày từ 2,5 đến 25mm.

Thành phần cấu tạo ván MDF

Ván MDF có thành phần cấu tạo chính là sợi gỗ (hay bột gỗ), chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.

Các sợi gỗ (hay bột gỗ) trong thành phần gỗ ép MDF chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà một số thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.

Xem thêm:  33 Mẫu Thiết Kế Sân Vườn – Tiểu Cảnh Đẹp Ấn Tượng Nhất

Tính chất vật lý ván MDF

Ván MDF có màu vàng nhạt, bề mặt phẳng mịn, đồng nhất. Lý do MDF được tin dùng vì đối với nhà sản xuất thì tùy biến dễ dàng trong gia công sản xuất, giá thành cung ứng thành phẩm rẻ nên khách hàng ưa dùng. Một chi tiết khác đó là sự đa dạng trên bề mặt ván. Riêng ván mdf phủ melamine đã lên tới 250 mã màu khác nhau. Hiện nay trên thị trường có mã màu an cường thuộc phân khúc cao cấp. Những bộ mã màu thuộc phân khúc trung bình có Minh Long, Picomat, Dongwha, TaLaB. Trong đó có rất nhiều mã màu vân gỗ tự nhiên y như thật, có những mã màu hiện đại sang trọng mà gỗ tự nhiên ko có, hay phủ màu đơn sắc vô cùng sắc xảo và tinh tế. Ngoài ra ván mdf còn được phủ veneer, phủ giấy keo, phủ sơn, laminate, acrylic…

Ưu điểm của ván MDF

  • Không bị cong vênh, co ngót và mối mọt như gỗ tự nhiên.
  • Nhìn chung, giá ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên.
  • Vì ván MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.
  • Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
  • Bề mặt có thể rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuât các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối.
Xem thêm:  25 mẫu thiết kế cho sân vườn nhỏ đẹp và “hot” năm 2023

Nhược điểm của ván MDF

  • Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm thay thế.
  • Ván MDF có độ cứng thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh.
  • Ván MDF có hạn chế về độ dày nên khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn hơn thì thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
  • Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt như gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí lên trên.
  • Ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng do trong ván có thành phần Formaldehyde.

Ứng dụng của ván MDF

Trong nội thất Ván MDF dùng sản xuất bàn ghế, tủ bếp, tủ hồ sơ, bàn học văn phòng, bàn họp, kệ sách, kệ trang trí, giường ngủ, tủ quần, cửa gỗ, làm vách ngăn phòng karaoke, loa, vật liệu cách âm, quảng cáo…

BẢNG MÀU MDF

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN VÀ ĐẶT HÀNG
  • Ván Gỗ Công Nghiệp Thuận Phát
  • Địa chỉ: Số 100, khu công nghiệp Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.
  • Điện thoại/Zalo: 0934 261 369 (Đại lý liên hệ nhận mẫu miễn phí)
  • Email: [email protected]
Rate this post

Linh Nguyễn

Hương Ly là biên tập nội dung tại website spmamnondl.edu.vn. Cô tốt nghiệp Sư phậm mầm non ĐakLak với tấm bằng giỏi trên tay. Hiện tại theo đuổi đam mê chia sẻ kiến thức đa ngành để tạo thêm nhiều giá trị cho mọi người.
Back to top button