Toan vẽ tranh là gì – Nội Thất Xinh

Nguyễn Đình Đăng

Các nước với truyền thống hội họa lâu đời đều có hệ thống thuật ngữ khá đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ tiếng Ý gọi cái khung tranh là cornice, khung căng vải vẽ là telaio (vải vẽ là tela). Tiếng Pháp gọi cái khung tranh là cadre, còn cái khung để căng vải vẽ là châssis. Trong tiếng Anh frame là cái khung tranh còn strainer hay stretcher là cái khung căng vải vẽ. Ở tiếng Nga hai thứ này là рама (khung tranh) và подрамник (khung căng vải vẽ). Người Nhật cũng không chịu lép khi phân biệt gakưbưchi (がくぶち hay 額縁, khung tranh) với kiwakư (きわく hay 木枠, khung căng vải vẽ), tuy rằng đến vải vẽ thì người Nhật chịu, đành xài kyanbasư (キャンバス, phiên âm katakana của canvas), tương tự như ta phiên âm toile (tiếng Pháp) thành toan vậy, bởi sơn dầu là chuyên ngành hội hoạ mới được du nhập từ phương Tây vào Nhật Bản cuối t.k. XIX.

Ở ta khung tranh và khung để căng vải vẽ đều được gọi là khung. Để phân biệt, nhiều người gọi khung căng vải vẽ là khung căng toan hay sát-xi (phiên âm từ tiếng Pháp châssis) [1].

Bất cập về thuật ngữ trong tiếng Việt phần nào phản ánh sự hời hợt, không coi trọng các kiến thức kỹ thuật và nghề nghiệp, hay nói gọn là thiếu chuyên nghiệp. Căng lên cái gì mà chẳng được, miễn vẽ đẹp là thứ lý lẽ cùn, đôi khi được nghe thấy từ miệng một số hoạ sĩ làng ta. Một người sưu tập tranh Việt có lần than phiền với tôi rằng hầu hết tranh sơn dầu và acrylic mua ở Việt Nam đều được căng trên khung làm từ gỗ kém chất lượng, nhiều cái còn bị mọt, khiến vị này sau đó phải tháo ra căng lên khung mới.Bên cạnh nhiều lý do khác, bằng việc dùng hoạ phẩm và nguyên vật liệu chất lượng thấp, nhiều hoạ sĩ Việt đã góp phần xứng đáng vào việc hạ giá tranh của chính mình.

Các loại khung căng vải vẽ

Khung để căng vải vẽ được sản xuất tại Việt Nam đa số là loại DIY (Do-It-Yourself, hay tự chế), được ghép mộng vuông góc (mitre joint). Các thanh gỗ được cưa vát 45 độ ở chỗ ghép để tạo thành góc vuông, và cố định bằng đinh đóng thẳng vào khung gỗ. Các góc được giữ vuông nhờ các thanh chêm chéo.Loại khung này có xuất xứ từ châssis à écharpes(châssis đóng thanh chéo) ở Phápcuối t.k. XVIII.

Ưu điểm của loại khung này là dễ làm và rẻ tiền. Nhược điểm của chúng là yếu, dễ cong vênh, không thể tháo lắp dễ dàng, đinh gia cố rỉ theo thời gian và lỗ đinh rộng ra sẽ làm khung ngày càng yếu hơn. Đó là chưa nói thợ mộc còn ăn bớt gỗ [2], khiến khung căng vải vẽ trở nên khá mỏng manh, dễ vặn vỏ đỗ sau một thời gian nếu không được cố định trong một cái khung tranh chắc chắn. Khung căng vải vẽ thường được làm bằng gỗ rẻ tiền, kém chất lượng, không được xử lý chống mối mọt, nên dễ bị mọt đục, có khi xuyên cả vào mặt tranh.

Xem thêm:  Vẽ tranh Trung Thu đẹp, đơn giản và ý nghĩa nhất

Khung căng vải vẽ chuyên nghiệp ngày nay thường được ghép mộng khung căng vải vẽ (canvas-stretcher joint), thuộc loạimộng âm dương (tenon-mortise joint),có thể tháo lắp rất dễ dàng, nhưng cũng rất chắc chắn. Kiểu mộng này được P.F. Pfleger phát minh năm 1886 [3].

Khung ghép mộng kiểu này thường gồm hai loại, có tên tiếng Anh là strainer (khung thường, ghép cố định. Tiếng Pháp: châssis ordinaire) và stretcher (khung nêm, có nêm ở các góc để có thể thay đổi kích thước chút ít bằng cách gõ vào các nêm, giữ cho mặt tranh không bị chùng. Tiếng Pháp: châssis à clés). Nhược điểm của stretcher là không chắc bằng strainer, nêm dễ tuột ra khi vận chuyển. Một phương án làthiết bịbằng kim loạichỉnh độ căng(tendeur en métal pour châssis, tiếng Pháp), có thể lắp vào strainer/stretcher, rồi vặn khóa ở giữa để gia giảm kích thước khung, giữ cho mặt tranh luôn căng. Thiết bị này C.F. Dodge sáng chế cũng vào năm 1886 [3].

Hai kiểu bố trí thanh giằng

Thanh giằng của strainer (stretcher) được bố trí theo 2 kiểu: thường và chữ thập (cross-bracing). Kiểu chữ thập được dùng để chống đỡ cho cạnh dài của khung, tránh cho chúng bị sức căng của tấm vải kéo cong về phía tâm tranh, đồng thời cũng ngăn thanh giằng dài bị cong ra ngoài ở mặt sau. Việc chọn kiểu nào phụ thuộc kích thước của tranh và chất lượng của strainer (stretcher). Đối với tranh kích thước lớn (từ 0.8 1m trở lên) nên chọn thiết kế thanh giằng chữ thập.

Ưu điểm của strainer (stretcher) ghép mộng âm dương là không cần đinh giữ nên tránh được đinh han rỉ làm hỏng gỗ,có thễ tháo lắp dễ dàng. Khi vận chuyển tranh, nếu bắt buộc phải tháo tranh ra cuộn lại cho gọn, thì đồng thời cũng có thể tháo rời strainer (stretcher) thành từng thanh để bó lại vận chuyển cùng. Sau khi tới nơi có thể lắp lại strainer (stretcher) nhanh chóng dễ dàng và căng lại bức tranh lên đúng strainer (stretcher) nguyên thủy của nó. Năm 2007 tôi triển lãm cá nhân tại một gallery ở Tokyo có chỗ quành cầu thang hẹp đến nỗi tranh kích thước F130 (162 x 194 m) không qua lọt. Nhờ dùng strainer ghép mộng âm dương, tôi đã nhanh chóng tháo 2 bức kích thước F130 ra, cuộn lại, rồi tháo rời các thanh stretcher bó lại, mang qua cầu thang. Vào tới phòng tranh tôi lắp stretcher và căng lại tranh. Sau bế mạc triển lãm, tôi lại tháo lắp như vậy một lần nữa để chuyển tranh 2 bức tranh đó từ gallery ra ngoài.

Xem thêm:  Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu - Sách Hay 24H

Dĩ nhiên những strainer (stretcher) ghép mộng âm dương như vậy chỉ có thể được sản xuất bằng máy hàng loạt thì mới giảm được giá thành, như trong video clip tại đây.

Các kiểu căng vải vẽ

Cho tới cuối t.k. XVII hoạ sĩ thường dùng dây căng vải vẽ lên strainer có kích thước lớn hơn tấm vải vẽ. Độ căng của vải vẽ được điều chỉnh bằng dây buộc từ mép tranh cột vào strainer. Sau khi vẽ xong, hoạ sĩ gỡ tranh khỏi strainer, rồi căng lại trên một strainer khác, vừa kích thước tranh, trước khi lắp vào khung tranh.

Johannes Vermeer là một trong những hoạ sĩ đầu tiên đã bỏ kiểu căng này, để vẽ lên vải căng trên strainer cùng kích thước tranh, như được dùng cho đến ngày nay.

Vải vẽ ngày nay được căng trên strainer (stretcher) theo 2 kiểu: kiểu bảo tàng (museum wrap) và kiểu gallery (gallery wrap).

Kiểu bảo tàng là kiểu căng truyền thống: đinh được đóng vào bề dày của khung. Theo kiểu gallery, đinh được đóng vào mặt sau của khung, vì thế không lộ ra trên bề dày của khung. Kiểu gallery tăng thẩm mỹ cho loại tranh treo không cần khung.

Gỗ khung căng vải vẽ

Gỗ làm strainer (stretcher) phải vừa khô, cứng, vừa nhẹ mà lại khó mục rữa, chịu được mối mọt.

Cây tuyết tùng đỏ tây phương (Western red cedar, thuja plicata) là cây họ bách, cao tới 70m, tự tiết ra chất bảo quản, có khả năng chống được mục, mối mọt cao, rắn chắc và ít nứt nhất. Khung căng vải vẽ do hãng Maruoka của Nhật sản xuất được làm từ gỗ tuyết tùng đỏ tây phương nhập khẩu từ Mỹ và Canada.

Cây sam (杉, sư-gi, cryptomeria japonica)hay tuyết tùng Nhật Bản (Japanese cedar), cũng là cây họ bách, cũng cao tới 60 70m và có các tính chất tương tự tuyết tùng đỏ phương Tây, được trồng nhiều tại Nhật Bản, Trung Quốc, quần đảo Azores trên Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Mỹ, vùng núi Himalaya giáp Nepal và Ấn Độ. Cây sam được coi là quốc thụ của Nhật Bản. Gỗ sam được dùng phổ biến trong xây dựng nhà tại Nhật, nhưng ngày nay thường được nhập khẩu từ châu Á. Có lẽ đó là lý do vì sao khung căng vải vẽ bằng gỗ sam có giá rẻ hơn khung bằng gỗ tuyết tùng đỏ tây phương (còn gọi là mễ sam, 米杉, bêi-sư-gi).

Xem thêm:  Bộ 25+ tranh tô màu Bảo Vệ Môi Trường đẹp nhất cho bé

Gỗ cây chi hông hay bào đồng (paulownia), mọc nhiều ở Trung Quốc, có độ cứng chỉ bằng 80% gỗ thuyết tùng đỏ tây phương và khả năng chống mối mọt kém hơn. Khung căng vải vẽ sản xuất tại Trung Quốc thường được làm bằng loại gỗ này.

Gỗ dương (poplar) là loại gỗ rất thông dụng để làm ván gỗ (panel) trong hội hoạ Ý t.k. XIII XV (gỗ dương trắng, populus alba) [4]. Nhược điểm lớn nhất của gỗ dương là chịu nấm mốc kém, và không có khả năng đề kháng mối mọt. Gỗ dương ngày nay phần lớn là từ cây dương lai ghép (hybrid poplar) giữa dương châu Âu và dương đen Bắc Mỹ, có tên populus euramericana.

So với 4 loại gỗ được liệt kê ở đây, gỗ thông là loại rẻ tiền nhất và khá tạp vì có nhiều loại, tính chất không giống nhau. Khung căng vải vẽ sản xuất tại Nga, châu Âu và Mỹ thường được làm bằng gỗ thông, thứ gỗ phổ biến nhất ở các xứ này, những xứ vốn ít mối mọt (châu Âu chỉ có 10 loại, Bắc Mỹ 50 loại, trong khi châu Á có hơn 430 loại mối mọt).

Khung căng vải vẽ bằng chất liệu khác

Gần đây trên thị trường xuất hiện loại khung căng vải vẽ làm bằng MDF (medium-density fiberboard = ván ép), giá rẻ. Nhược điểm lớn của loại khung này là MDF có sức căng rất thấp, vì thế khung MDF rất dễ cong vênh dưới sức căng lớn của canvas. MDF strainer/stretcher dễ trương lên trong môi trường ẩm, và co mạnh trong môi trường khô.

Nhôm cũng được dùng để chế tạo khung căng vải vẽ, có nẹp gỗ ốp quanh. Loại stretcher này rất chắc chắn, nhẹ, không bao giờ cong vênh, không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, không rỉ, và dĩ nhiên không bao giờ bị mọt. Nhược điểm của stretcher nhôm là giá thành cao (Giá một canvas căng sẵn trên khung nhôm kích thước 120 x 180 cm là khoảng 230 USD)

Nguồn: https://thietkenoithatxinh.vn Danh mục: Tin tức

Rate this post

Linh Nguyễn

Hương Ly là biên tập nội dung tại website spmamnondl.edu.vn. Cô tốt nghiệp Sư phậm mầm non ĐakLak với tấm bằng giỏi trên tay. Hiện tại theo đuổi đam mê chia sẻ kiến thức đa ngành để tạo thêm nhiều giá trị cho mọi người.
Back to top button